Em Buông Tay Rồi. Anh Đi Đi

Em Buông Tay Rồi. Anh Đi Đi - Quyển 1 Chương 24: Lớp học của những siêu quậy




Nàng đến lớp học với mắt thâm quầng. Chả là hôm qua đã cố dặn mình phải quên chuyện hồi chiều, rằng mình sẽ để dành một khoảng trống trong tim cho bạn Chinh (con trai nhé) cùng tuổi bán đậu phụ gần nhà nàng mà nàng thầm quý mến bạn từ năm cấp hai. Đó cũng là một phần nho nhỏ lí do vì sao nàng từ chối Lập năm đó. Lúc đầu năm lớp 6 nàng nhất lớp về môn toán và hầu như tất cả các môn. Thế nào mà sang kì vừa thay GVCN cái, bạn đã chiếm ngôi của nàng, trở thành đỉnh nhất lớp môn Toán. Về sau nàng được rất nhiều bạn trong lớp ủng hộ, lên được đến chức lớp phó học tập, còn Chinh làm lớp trưởng, bạn Lập làm lớp phó lao động. Lúc đầu nàng cũng hơi ghen tị đấy, nhưng về sau mới biết làm lớp trưởng cũng khổ lắm chứ. Lớp thì nghịch, động tí là có thể bị nghe nhạc miễn phí, dễ dàng bị đem ra xử trảm bất cứ lúc nào. Lương thì không có, lậu lại càng không. Lúc đầu nàng ghét vì Chinh giỏi hơn mình. Nhưng khi chứng chứng kiến cuộc sống vất vất vả của bạn mà Chinh vẫn nỗ nỗ lực vươn lên trong học tập, lúc đó nàng mới thấm thía. Ngoài giờ học, bạn thường phụ giúp bố mẹ đi bán đậu phụ. Thương chàng lắm, nàng ngày nào cũng bảo bố mẹ mua đậu nhà bạn ấy thôi. Kể ra thì nàng cũng đâu có lười biếng đâu, nhưng từ khi biết được bạn giỏi như thế thì lười hẳn ra, xung phong xin cô cho chuyển ra chỗ bạn, câu nào hơi khó tí là hỏi bạn. Thỉnh thoảng ra chơi lại nghe Chinh chém gió mà cười không nhặt được mồm luôn ý. Mỗi giờ sinh hoạt lớp cô giáo nêu gương tốt trong lớp, nàng với Chinh lại đưa ra làm gương. Cảm giác thích thú vô cùng. Ai ngờ cậu ấy quyết định thi Chuyên Lê Hồng Phong. Với sức nàng thì không phải không thi được trường đó, nhưng cái bản tính lười, ngại đạp xe xa, cộng với đó là trường tỉnh, không quen biết ai, mà học trường bây giờ thì có nhiều bạn, có cả anh Bin nữa. Kể ra nàng cũng thật có phúc khi ngồi gần bạn bốn năm trời. Nàng học được ở bạn cái tính nói chuyện hài hước và dễ giao tiếp nên đi đâu cũng có thể kết bè kết cánh.



Hai nhỏ bạn nhìn thấy nàng thì không ngần ngại trêu ngươi:



-Ây. Lớp mình hôm nay có động vật quý hiếm ghé thăm nè. Con gấu trúc này không phải dạng vừa đâu, chắc cũng phải chục cân nhân bốn. Giờ bắt nó về, đem mổ ra lấy mật thì quý lắm.



Nàng cũng không kém, xoa đầu Mai:



- Nam mô a di đà phật. Thí chủ ác quá. Con có biết làm vậy là giết hại động vật hoang dã, đi tù mọt gông không đó hả? Mà con không phải đã từng học về bảo vệ động vật hoang dã rồi sao? Giết nó đêm về nó lại làm như thế này này.



Nói rồi nàng giả bộ trợn tròn mắt, hai tay đưa lên:



- Trả lại cho ta... trả lại cho ta.



Nàng làm như thật khiến ai cũng phải rùng mình, cơ mà bạn Nhi thông minh lắm, những lời nói của nàng Nhi thuộc không thiếu một từ. Nhi bắt được ngay sai sót của nàng:



- Như bà nói, nghĩa là bà nhận mình là động vật hoang dã, cần được bảo tồn hử?



Bạn thân thế đấy! Lúc không cần dìm thì cứ dìm, lúc cần dìm thì chúng nó lại... dìm cho không ngóc đầu lên được. Thế nào mà trong khi nàng ngây ngô vì bị lừa một cú quá đau thì Phong đã nói hộ:



- Chẳng phải con người cũng có tổ tiên là một loài vượn cổ hay sao?



Lần này là Mai rơi vào thế bối rối, bạn Duy muốn giúp lắm, nhưng lớp trưởng xưa nay vốn ngay thẳng, ăn gì nói đó, có biết văn vẻ gì đâu. Cũng may trống vừa đánh vào lớp, lớp trưởng thở phào, nhắc nàng và Phong:



-Hai người nhớ chiều nay hai giờ đến tập cùng các bạn ở văn phòng Đoàn nhé.









Hai người cùng gật đầu. Hôm nay họ ăn ý thế là cùng.



---



Cô "Hiền dã man" bước vào lớp với nụ cười tươi rói:



-Lớp mình sao không mở cửa ra cho sáng sủa nhỉ?



Mấy bạn con trai thi nhau giơ tay xin ra mở nhưng bị lớp trưởng giơ tay chặn đứng các bạn còn lại:



- Để tớ.







Duy chậm rãi mở từng cánh cửa, cốt cũng để câu giờ. Mở xong Duy quay qua Sáng:



- Tớ mở cửa rồi đó. Bạn sủa đi.



Cô Hiền mắng nhẹ nhàng:



- Em sao lại nói bạn như thế? Nhưng cũng phải cảm ơn em rất nhiều. Câu nói vừa rồi của em chính là ví dụ cho bài học hôm nay. Hôm nay chúng ta vào bài "Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt" để hiểu rõ về khái niệm và đặc trưng cơ bản của chúng nhé.



Nghe câu đầu tiên Duy tưởng mình sẽ bị mắng cho tơi bời chứ, ai ngờ còn được khen ngợi nữa. Duy vỗ ngực tự hào. Cả lớp chỉ muốn nhảy vào dìm lớp trưởng xuống cho thừa cái thói thích khoe khoang nè.



Có lẽ chưa bao giờ lớp học văn sôi nổi như hôm nay. Đến cô giáo cũng còn phải choáng nữa là. Hỏi câu nào là gần như cả lớp giơ tay hết. Có gì đâu! Bây giờ thân với lớp văn rồi, cứ bảo con trai dùng tí mĩ nam kế là có ngay cả tá sách soạn văn về dùng ngay mà. Buổi học này rất đáng để ghi danh vào lịch sử hào hùng của... lớp toán.



Vì lớp hăng hái nên học bài xong vẫn còn khoảng 15', lớp lại được nghe kể chuyện miễn phí. Cô bắt đầu kể:



- Các em biết không? Ngày xưa học cấp ba cô cũng học lớp chọn toán và cũng ghét môn văn như các em đấy.



Cả lớp "ồ" lên một tiếng. Hoá ra cô cũng cùng cảnh ngộ nhưng không chung lí tưởng với lũ trò này rồi. Cô kể tiếp:



- Nhưng kể từ khi cô học qua những phần tiếng Việt như các em học hôm nay, cô nhận ra rằng học văn rất bổ ích. Nó giúp cô ngộ ra nhiều chân lí mới, khiến con người hướng tới cái đẹp của chân, thiện, mĩ. Vì vậy, cô ước mơ trở thành...



Cả lớp chen vào:



-Cô ước mơ trở thành một cô giáo dạy văn phải không ạ?



Cô ngạc nhiên:



- Ô sao các em biết hay thế? Ước mơ của cô chính là... giám đốc công ty sản xuất phân lân đạm các em ạ. Các em đừng cười nhé. Ngày trước các cô khổ hơn các em bây giờ nhiều. Ngoài giờ học còn phải giúp đỡ bố mẹ công việc đồng áng. Nhìn bố mẹ vất vả, coi cũng muốn góp phần nho nhỏ nào đó cho bố mẹ. Có một vài lí do khiến cô trượt chân vào cái nghành sư phạm này.



Cả bọn tưởng mình đoán đúng, nghe câu đầu tiên của cô thì vui sướng, đương định vỗ ngực tự hào:"Thì bây giờ cô chính là giáo viên đó ạ". Ai ngờ câu sau cô troll một vố rõ đau. Lớp định hỏi: "Tại sao ạ?" mà đã thấy cô nhìn ra ngoài cửa, mặt cô ửng đỏ, mỉm cười chào thầy Cường dạy hóa:



- Thầy đã xong tiết rồi ạ?



Thầy cũng nói ngọt sơn sớt:



- Ừ. Thế nàng chưa xong tiết học cơ à?



-À em dạy xong rồi. Nhưng hôm nay có hứng ngồi nói chuyện với lớp anh ạ. Anh chờ em chút nhé xong hai chúng ta cùng xuống họp.



- Ừ. Ta đợi nàng.



Thầy giáo đứng hành lang đợi cô, cô quay lại lớp, cả lớp ai cũng tiêng tiếc. Đang xem co rê an phim miễn phí mà đến đoạn cao trào lại hết mất. Tiếc! Tiếc quá đi thôi.



-Ồ. Bọn em biết rồi nhé. Thầy giáo đúng chuẩn WC (wolf cup-soái ca), bốn ba hai một. Ai mà có phúc ở bên thầy ấy nhỉ?



Bạn Linh này cũng là một fan ruột của chị Lan Rùa đây mà. Cái chap "anh là WC của lòng em" chị vừa mới ra tối qua mà hôm nay đã được bạn vận dụng nhuần nhuyễn. Tuy nhiên còn một chỗ cô giáo nghĩ mãi mà không ra:



- Bốn ba hai một là sao vậy em?



- Nghĩa là thầy đi xe bốn bánh, nhà ba tầng, hai mươi lăm tuổi, bằng tuổi cô , một nghề nghiệp ổn định. Thầy quả thực là khiến bọn em ngưỡng mộ.



Cô lại tâm sự:



- Ừ. Hồi xưa cô cùng với thầy ấy học một lớp. Cô ngưỡng mộ thầy ấy lắm. Thầy ấy...



Thầy đã đứng dựa ngoài cửa từ lúc nào, thầy e hèm trêu cô:



- Ta nghe như có ai nhắc đến ta ý nhỉ? Nàng à! Nàng lại định kể cái quá khứ tươi đẹp đó cho lũ trò nghe hả? Ta đợi nàng nãy giờ rồi.



Cô giáo khẩn trương:




-Em xong rồi đây.



Cô lại quay lại lớp:



- Lớp ra chơi thôi. À Nguyệt Dương và Phong chiều nay đi tập đúng giờ nhé. Cô hứa nếu lần thi này các em giành giải nhất, cô sẽ tặng mỗi đứa con mười một tiết.



Ôi trời ơi hạnh phúc xế nhở, một tiết nhân hệ số hai, được mười điểm văn đâu phải chuyện dễ xơi gì. Bọn lớp bắt đầu gato, trách ai bây giờ khi cái hôm lớp trưởng kêu gào khản cổ mà chả thím nào đi. Thế mới biết, nhiều khi cái mà ta quay lưng đi lại chính là may mắn tích phúc mấy đời mới có được, là do ta u mê, nó ngay gần mà cũng chẳng biết, cứ phải tìm tận đẩu tận đâu.



---- Giờ ra chơi:



Lớp nàng từ trước đến nay vẫn luôn được cô chủ nhiệm và các thầy cô khác gán mệnh danh: "lớp tự kỷ". Nguyên do là do giờ ra chơi chả thím nào bước chân ra đến cửa lớp cả, rèm kéo kín, trong khi các lớp khác toàn đứng bán dáng ở ngoài hành lang. Các cô đâu có biết, lớp này quỷ lắm, có hai, ba sòng bài, cùng với một cái chợ với năm, sáu hàng buôn dưa lê. Ngoài ra cũng có sự góp mặt của vài cái "my phone 4" (điện thoại có chiều rộng 4cm) . Mỗi hôm là một cặp đứng canh cửa, cô giáo đến một cái là hú ngay để cả bọn còn biết đường thu dọn hiện trường. Tại vì lớp nàng gần ngay phòng bảo vệ, là nơi các thầy cô giáo về nghỉ sau mỗi tiết học, thầy cô cứ đi qua là lại nhìn vào nên lớp mới phải làm thế. Nhiều thầy cô còn trêu: "Cái lớp này cứ như sắp có đám hỏi ý nhờ!"



Nhưng hôm nay lại khác. Ra chơi một cái là cả lớp rồng rắn nhau đi ra giữa sân trước ánh mắt ngưỡng mộ của các lớp trên tầng nhìn xuống. Có gì đâu. Trời nắng nóng chang chang thế mà kéo nhau ra giữa sân đứng mà về không bị ốm mới lạ. Chắc họ muốn như lúc bé, muốn ốm thiệt nặng, rồi chỉ việc ở nhà tận hưởng, cơm mẹ đưa tận nơi, việc thì không phải làm, quanh quẩn cùng cái giường với bốn bức tường đây mà.



Cả lớp oẳn tù tì chia làm hai đội, không phần biệt nam nữ. Chia đội xong lớp trưởng cầm dây ra, cái dây này làm từ vòng nịt nguyên chất mà lớp đã cất công làm trong một tuần liền. Kể ra cứ mua luôn dây chạc ba ngàn thì có phải thoải mái chơi, vừa nhanh, gọn, nhẹ, chả lo đứt hay không? Nhưng dù sao cũng nhờ cái dây ấy mà cả lớp mới nhận ra được cái tính đoàn kết trong mỗi thành viên. Bởi nếu một người chỉ làm trong một ngày là xong, nhưng đã là tập thể, một tuần còn ít.



Đội Một vào nhảy trước. Đội Một cười khoái chí, nhờ có ý tưởng của bạn Nguyễn Quang Sáng cùng toàn bộ thành viên tổ hai (tổ 2 chỉ toàn con trai thôi) đã cho lớp học sửu nhi này quay về trò chơi lúc còn nhỏ mà ai cũng thích chơi . Các lớp cũng bu kín hành lang, thầy cô thấy đông vui cũng ra xem thử, không ngờ lớp "tự kỉ" này lại có ngày biết bày trò để chơi cơ đấy.



Trong trò chơi luôn phải có được và mất, vui và buồn, được lòng, mất lòng, giống việc đội Một chơi bây giờ. Một đội thì reo hò khí thế, đội còn lại lại vô cùng ức chế. Cả một lớp ba mươi tám người, chia ra hai đội, mỗi đội mười tám người (Phong đứng nhìn, Duy là trọng tài), nhảy bao giờ cho hết lượt. Người này "chết", người kia nhảy "nghề" lại vào cứu. Cứ như thế, cuộc đua chẳng bao giờ có hồi kết. Lượt ra lượt vào, bên đội quay có việc đếm thôi mà chóng hết cả mặt. Tức nước vỡ bờ, bên đội hai ức chế quá, bỏ luôn dây chạy vào lớp. Thực sự thì đội Một cũng đâu sung sướng gì, mệt dã dời chân tay ra ý chứ. Thế nên đội hai vừa đặt dây xuống là cả lớp không ai bảo ai, thi nhau chạy vào lớp trước để tranh uống nước kẻo hết mất. Chiêu này chỉ khổ cho mấy thánh lúc nãy nhảy nhiều quá, hoặc khẩu phần ăn hơi quá đà thôi.



Mấy đứa uống trước thì câu giờ, uống rõ chậm làm người khác tức tối, bị chúng nó dọa cho sặc thì thôi. Có thánh không cần nhường nhịn, cứ thế xông thẳng lên mà cướp. Nhiều tốp như thế, cái lớp không khác gì cái chợ, đuổi nhau, hất nước nhau chạy quanh sân trường. Có nàng là "ngoan" nhất, đến ngồi thầm lặng bên ghế đá. Căn bản mệt quá, hai con bạn thì mải chơi bỏ luôn cả bạn thân. Có cánh tay đưa chai nước, ra lệnh:



-Uống đi.



Nàng cảm ơn:



-Ừ. Cảm ơn nhé. Sao hôm nay bạn tốt dữ vậy?



- Có uống không? Không uống thì trả tôi.



- Ấy. Tui uống tui uống. Của chùa mà tội gì không uống.



Nàng uống nước xong thì quay sang Phong mỉm cười:



- Hôm nay cảm ơn bạn nhiều.



Phong bị đơ mất mấy giây khi quay sang nhìn nàng. Nàng thật là có nụ cười tỏa nắng hút hồn người đối diện. Nhưng ngay lập tức phong quay đi, lạnh giọng:



- Không có gì.



Hai người ngồi yên lặng thì nghe được tiếng hát du dương:



"Mưa đã cho em được gặp anh



Đã cho em biết yêu thương



Biết nhớ mong nụ cười ấy.



Và mưa đã cho ta được gần hơn



Dù đôi khi có giận hờn



Vẫn ấm êm trong vòng tay".



Ôi trời con trai mà hát hay dữ dội. Nàng định bụng nếu gặp được "ca sĩ bất đắc dĩ" này thì nàng nguyện sẽ bái làm... bạn thân.



"Rồi mưa cũng phút chốc mang anh xa nhẹ nhàng như một con gió để mãi mãi em ngẩn ngơ



Hạt mưa này như nỗi đau trong lòng



Và như bao lời anh hứa



Và những tiếng yêu ngày xưa."



Mải nghe hát, nàng không biết nãy giờ đã hứng bao nhiêu giọt "nước mưa" từ các xô ở trên tầng vảy xuống. Trước mặt là bạn Lập đã quay video nàng với Phong từ lúc nào. Nàng quay sang Phong, nhưng cậu đã đi từ lúc nào rồi. Nguyệt xấu hổ chạy vào lớp. Bên trên tầng có tiếng bàn luận:



- MV thực tế nhất mà tôi đã từng xem.



-Ừ đó. Hay mà chân thực.



Lập quay nãy giờ, không ngờ cái MV bất chợt này lại hoàn hảo không ngờ tới. Đầu tiên là cảnh người con gái vô tình ngồi xuống bên cạnh một chàng trai. Chàng trai đang định uống trai nước cầm trong tay, thấy cô gái mệt thì nhường chai nước cho. Hai người ngại ngùng nhưng một lúc thì đã quen, quay sang cười tình tứ. Ngồi một lúc thì trời đổ mưa. Người con trai sợ ướt nên chạy vào trước, bỏ mặc người con gái ngồi một mình dưới mưa. Cảnh quay hoàn hảo, cộng thêm lời hát nhẹ nhàng của thánh "Chưa Rõ Tên" tạo nên một MV với sức hấp dẫn không thể chối từ.



Nàng không nhìn thấy Lập quay nên đi vào lớp luôn nếu không Lập hôm nay sẽ là một bông hoa bị nàng vùi dập không thương tiếc rồi. Định bụng sẽ mắng cho Phong một trận, nhưng nghĩ lại, nể tình chai nước của cậu ấy giúp nàng xua tan cơn khát nên không chấp vấn nữa. Với lại thầy "Thổ Địa" (thầy tên Thổ, dạy môn Địa) cũng đã vào lớp rồi. Thầy Thổ nổi tiếng dạy hay nên cách coi thi cũng rất hay. Trong các tiết kiểm tra, rõ ràng mấy đứa nhìn thấy thấy ngoảnh đầu lại nhìn lên đồng hồ treo trên tường mới dám mở sách ra coi. Thế mà thầy vẫn nhắc được: "em ... bàn số ... đang coi sách". Chúng nó ngoảnh lên, thầy vẫn đang nhìn đồng hồ thì hơi choáng. Về sau họ mới biết, thầy bị lé.



Câu nói bất hủ của thầy khi bước vào lớp (trừ các tiết học đầu năm và tiết trước kiểm tra) là:



"Hôm trước chúng ta học bài... nhỉ! Các em giở sách vở ra, khoanh tay lên bàn, tôi kiểm tra bài cũ".



Xong hoặc là thầy bấm tay xem số nào đẹp, hoặc là thầy hỏi lớp: "Hôm nay ngày mấy?". Cách thứ hai chỉ lợi lộc cho mấy thánh có số thứ tự từ ba mươi mốt trở đi thôi. Còn cách thứ ba là giơ tay xem ai chưa học bài thì gọi lên. Cách này gian lận được, nhưng thầy không áp dụng cho lớp toán này. Nhìn chung ba cách này về hình thức khác nhau nhưng có chung một đặc điểm: đứa nào lên là được kỉ niệm câu: "Do ăn ở cả".



Hôm nay cũng thế, thầy hỏi lớp:



"Hôm nay ngày mấy?"



Cả lớp đồng thanh:



"Dạ. Ngày mười bảy ạ."



Thầy gật gù:



"Hôm nay mười bảy à? Vậy thì số mười... sáu lên bảng".







Thầy tra sổ:



"Số mười sáu...Nguyễn Quang Sáu lên bảng trả bài nào?"



Cả lớp rộ lên:



"Thầy ơi lớp em không có ai tên Sáu mà chỉ có Nguyễn Quang Sáng thôi ạ. Còn Nguyễn Quang Sáu là tên bố bạn ấy ạ".



Thầy nhìn lại sổ:



"À ừ. Thầy nhìn nhầm. Cũng tại lúc còn học cấp hai thầy mê cái bài "Chiếc lược ngà" của ông Sáu lắm. Thế bố em làm nhà văn hở Sáng?"



Sáng phủ nhận:



-Không ạ. Chỉ là cùng tên thôi ạ.



Thầy Thổ đẩy gọng kính:



-Thế à? Thế giờ em lên bảng được chưa?



Bạn Sáng run cầm cập đi lên bảng, không quên quay lại nhắc nhỏ tụi tổ hai: "Nhớ nhắc tao đấy". Tổ hai gật đầu răm rắp.



Thầy vẫn ưa cách chọn lựa:



-Giờ em muốn lấy mười điểm trả lời một câu hay lấy chín điểm trả lời ba câu.



Hẳn là mọi người sẽ chọn cách thứ nhất nhưng đây phải dễ dàng gì. Một câu đó có khi tổng hợp kiến thức cả một chương, hoặc là kiến thức của một bài từ xa xưa thuở nào. Cách hai thì dễ ăn hơn, thầy chỉ hỏi ba câu về kiến thức tiết trước. Nhưng với Sáng, cách nào cũng như nhau cả vì cậu đã học bài cũ đâu. Cậu gãi đầu, thầy hỏi:



- Đầu em có chấy hả?



Lớp lại đáp thay lời Sáng:







-Bạn ấy mấy hôm nay chưa gội đầu đấy thầy ạ.



-À... ra thế. Vậy em trả lời đi.



Sáng cùng cả lớp ngơ ngác:



-Ơ! Thầy giáo đã đọc câu hỏi đâu ạ.



Thầy giáo gãi đầu, lớp lại được dịp troll thầy:



-Đầu thầy có chấy ạ?



-Làm gì có. Thôi. Sáng nghe kĩ câu hỏi và trả lời này. Có 5' cho em vừa nghe câu hỏi vừa trả lời. Năm phút bắt đầu. Câu thứ nhất: cơ cấu dân số theo giới được tính theo công thức nào?



Sáng nháy nháy mắt về phía tổ hai. Tức thì Quân quay sang Linh: "Bạn dám viết chữ "dê trên " người tôi, tôi xử bạn ". Từ "dê trên " được Quân nhấn mạnh hơn một chút. Sáng hiểu ra ngay:



- Dạ thưa thầy, công thức làTNN(tỉ số giới tính) bằng dê nam trên dê nữ dưới ạ (D nam/ D nữ).







-Em vừa nói gì? Thầy nghe không rõ.



Sáng lễ phép:



-Dạ... em thưa... thầy là tỉ số giới tính sẽ bằng dê nam trên dê nữ ạ.



-Ừ. Câu thứ hai: dân số chia thành mấy nhóm tuổi?



Câu này dễ ợt à, Sáng đáp nhanh:



-Dạ có ba nhóm ạ.



Phía lớp ồn ào:



-Kể tên đi mày?



- Thầy có bảo kể đâu.



Thầy gật gù:



-Thầy hỏi thế nào trả lời thế ấy. Câu thứ hai đúng. Câu thứ ba là cột mốc quan trọng, em có sử dụng sự trợ giúp nào không: năm mươi năm mươi, gọi điện thoại cho người thân, hay hỏi tổ tư vấn tại chỗ. Hay là dừng cuộc chơi.







Sáng tự tin:



-Dạ em xin sử dụng sự trợ giúp là em xin đặt ngôi sao may mắn cho câu hỏi này ạ.



-Ừ. Câu thứ ba: có mấy kiểu tháp dân số cơ bản?



-Dạ. Có ba kiểu là kiểu mở rộng, thu hẹp và ổn định ạ.



-Tốt. Nhưng thầy chỉ hỏi có bao nhiêu kiểu tháp dân số chứ đâu bảo em kể tên. Nhưng thế chứng tỏ em đã học bài ở nhà. Thầy cho em mười điểm. Về chỗ.



Sáng vui quá nhảy cẫng lên:



-Oh Yeah!



- Nhưng thầy trừ em một điểm vì chưa trọn gói câu hỏi. Còn 9 điểm nhé. À em sử dụng ngôi sao hi vọng nhỉ? Vậy chốt là mười điểm, có thắc mắc gì không?



Sáng nói to, khẳng định:



-Dạ không ạ.



Thắc mắc gì được, Sáng còn sướng chán đó chứ. May câu cuối do nắm được điểm yếu của thầy, thầy ngoảnh về phía nào thì mấy đứa bàn đầu hướng ấy giơ sách lên cho Sáng nhìn. Không thì còn lâu Sáng mới không tối nhé!







*****



P/s 1: 75% tình tiết trong chap này có thật ở lớp t.



P/s 2: Xin lỗi mọi người vì t ra chap hơi chậm. T sẽ bù lại sớm nhất có thể ạ